Home | Ban Điều Hành | Nội Quy | Links

 

 

 

 

Chấn Dân Khí

Qua Văn Thơ Phản Kháng Trong Nước

 

Võ Ý

 

I- Dẫn Nhập

 

Theo LS Đỗ Thái Nhiên, một cựu học sinh Phan Châu Trinh Đà Nẵng thì “Đơì sống cuả mỗi ngươì được tồn taị và trưởng thành là nhờ sự hổ trợ cuả ba trụ cột: Tinh, Khí, Thần. Tinh là những bộ phận cốt lỏi cuả cơ thể của con người. Khí là sự sống, là năng lực siêu nhiên giúp cơ thể con người vận hành. Tinh và khí tác động hai chiều hợp lý mang lại cho con người sức mạnh vạn năng, sức mạnh cuả Thần. Về mặt chính trị, thần là tư tưởng yêu nước đi kèm với quyết tâm chống ngoaị xâm từ moị phiá dưới mọi hình thức. Kêu gọi Chấn Dân Khí, cụ Phan Châu Trinh đã chỉ ra rằng: muốn thoát ách nô lệ ngoaị bang, người Việt Nam cần được tôi luyện lòng yêu nước, cần được chấn dân khí thông qua quan hệ đa phương giữa tinh khí thần”.

 

Câu hỏi được đặt ra là: Phaỉ chăng Chấn Dân Khí là giải pháp thích nghi nhất dành cho hiện tình Việt Nam trước hoạ Bắc xâm? Trả lơì câu hoỉ vừa nêu chúng ta không thể không tìm hiểu phản ứng cuả quần chúng Việt Nam đối với hành động xâm lăng của Trung Cộng và thái độ hèn hạ của nhà cầm quyền trong nước thông qua văn thơ và qua những sinh hoạt chính trị khác.

 

II- Văn Thơ Phản Kháng

 

Nếu bảo văn chương phản ánh hiện thực xã hội thì những bài báo, những vần thơ xuất hiện trong các cuộc biểu tình chống “tàu lạ” và mới đây trong dịp CSVN kêu gọi sửa đổi Hiến Pháp, đã nói lên phần nào lòng uất hận của người dân đối với giặc phương Bắc và đối với sự độc tài nhưng nhu nhược của nhà cầm quyền CSVN.

 

A- Những vần thơ chống giặc Tàu

 

A1- Kha Tiệm Ly – Hoàng Sa nộ khí phú

Mười năm phục quốc, gươm Lê Lợi thép vẫn sáng ngời/ Ba lượt phá Nguyên, sông Bạch Đằng cọc còn nhọn hoắt/ Ải Chi Lăng, Liễu Thăng chết còn lạc phách kinh hồn/ Sông Nhị Hà, Sĩ Nghị chạy còn đứng tim vỡ mật/

Hãy liệu bảo nhau/ Nhìn thấy Gò Đống mà liệu thắng liệu thua/ Thấy cọc Bạch Đằng mà nghĩ sau nghĩ trước/ Đừng để Biển Đông như Đằng Giang máu nhuộm đỏ lòm/ Đừng để Hoàng Sa là Đống Đa xương phơi trắng xác!

 

A2- Bùi Công Tự – Những ngư phủ anh hùng

Chúng đã cướp của ta quần đảo ấy/ Biển của ta mà chúng cấm dân ta/ các ngư phủ vẫn kiên cường bám biển/ không một ngày vắng mặt ở Hoàng Sa/

Chúng cướp bắt bao lần dân ta đó/ đã giam cầm đã đánh đập dã man/ giờ lại bắt chín công dân ta nữa/ mối thù nầy muôn thuở không tan...

 

B- Những vần thơ chống đàn áp biểu tình của nhà nước CSVN

 

B1- Đỗ Trung Quân – Trò chuyện với người (hoặc là) anh em hoặc (không).

.../Các anh an ninh này/ Ta biết thừa chuyện ai nấy làm/ Nhưng gì thì gì đừng đánh đồng bào mình/ Hãy vặn cổ bẻ tay bọn xâm lược/

Thuế đồng bào nuôi các anh bấy nay/ Làm thế coi không được/.../

Nói thế thôi chứ dân mình yêu nước/ Phụ nữ đánh tới lai quần/ Nói chi dân/ Cởi truồng cũng giữ nước/ Tôi thấy anh trấn áp dân mình/ Coi không được./

 

B2- Trần Mạnh Hảo – Đạp lên mặt Nhân dân – Tổ quốc sướng lắm sao?

Gương mặt người yêu nước/ Là gương mặt nhân dân/ Gương mặt nhân dân/ Là gương mặt Tổ Quốc/ Biển đảo Việt Nam ta giặc China tràn qua xâm lược/ Nhân dân yêu nước biểu tình/ Đại úy công an tên Minh/ Bốn lần đạp vào mặt người yêu nước/ Minh đã đạp thẳng vào mặt Nhân Dân – Tổ Quốc/.../

Trước công an Minh/ Giặc Ân từng đạp lên mặt Người- Tổ Quốc/ Người trả lời bằng Thánh Gióng/ Trước công an Minh/ Giặc Hán từng đạp lên mặt Người – Tổ Quốc/ Người trả lời bằng Hai Bà Trưng/

Trước công an Minh/ Giặc Tống, Nguyên, Minh, Thanh từng đạp lên mặt Người- Tổ Quốc/ Người trả lời bằng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung/

Công an Minh và đồng đội/ Toan dồn Nhân Dân-Tổ Quốc tới chân tường?/ Đạp lên mặt Nhân Dân – Tổ Quốc sướng lắm sao?/

Này các ông công an/ Cứ đạp đi, đạp đi/ Đạp vỡ mặt sự in lặng của đám đông nhẫn nhục/ Đạp vỡ mặt bọn yêu nước/

Im lặng tột cùng/ Là lời tuyên ngôn của bão/

 

C- Bài báo chống Tổng bí thư

 

Trong các cuộc biểu tình chống giặc Tàu, rất nhiều giới trẻ tham gia như Trịnh Kim Tuyến, Bùi Minh Hằng, Nguyễn Tiến Trung, Huỳnh Thụy Vy, Nguyễn Phương Uyên... Tuổi trẻ dấn thân, phải chăng đây là một tín hiệu tốt cho tiền đồ Tổ quốc?

Mới đây, trong lúc nhà nước tung chiến dịch sửa đổi hiến pháp, lập tức có nhiều nhân sĩ trí thức, sinh viên học sinh đều yêu cầu bỏ điều 4 Hiến phap, ủng hộ phân quyền và đa nguyên đa đảng, thì bị Tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng cho rằng, đó là biểu hiệu suy thoái tư tưởng chính trị, suy thoái đạo đức! Lâp tức bị nhà báo Nguyễn Đắc Kiên phê phán một cách gay gắt về lời tuyên bố hàm hồ trên.

“Tiếp theo, xin đi vào nội dung, ông nói suy thoái về đạo đức. Tôi muốn hỏi ông, đạo đức của ông đang muốn nói là đạo đức nào? Đạo đức làm người? Đạo đức công dân? Đạo đức dân tộc VN? … Tôi tạm đoán là ông đang muốn nói đến đạo đức người cộng sản của các ông. Vậy, các ông cho rằng chỉ có đạo đức cộng sản của các ông là đạo đức đích thực? Thế ra, cha ông tổ tiên chúng ta, khi chưa có chủ nghĩa cộng sản đều vô đạo đức hết à? Thế ra, những người không theo đảng cộng sản trên thế giới là vô đạo đức hết à?”

Nguyễn Đắc Kiên, nhà báo 29 tuổi, ngay sau đó, bị đuổi việc!

Một bạn đọc, nick Sinh Viên Cũ (Danlambao), đã viết về anh: “Anh không ở trong làng báo nô lệ, nhưng anh mãi mãi ở trong lòng những người dân chân chính, anh là người dám dũng cảm nói lên sự thật, dũng cảm đứng thẳng lưng, anh đã nghe lời mẹ dặn, anh là Phùng Quán thứ 2 của dân tộc này.”

Tác giả Trần Quốc Việt thì cho rằng “anh Nguyễn Đắc Kiên đã cứu danh dự chung cho các nhà báo Việt Nam dưới chế độ toàn trị dù cái giá anh trả là bị đuổi việc, là tương lai bấp bênh đang chờ anh và gia đình.”

 

III- Dân trị Chủ nghĩa và Quân trị Chủ nghĩa.

 

Lời kêu gọi của cụ Phan Châu Trinh về một nền Dân trị Chủ nghĩa cho Việt Nam từ năm 1925 đến nay, đã 90 năm qua, vẫn còn là ước vọng: ...”Còn như theo cái chủ nghĩa Dân trị, thì tự quốc dân lập ra hiến pháp, luật lệ, đặt ra các cơ quan để lo việc chung cả nước, lòng quốc dân muốn thế nào thì làm thế ấy. Dù không có người giỏi làm cho hay lắm, cũng không đến nỗi phải đè đầu khốn nạn làm tôi mọi một người, một nhà, một họ nào”.

 

Qua tư tưởng trên, thì thấy tội cho dân Việt Nam, như một đàn dê, do chủ chăn là đảng CS (biểu thị cho Quân trị chủ nghĩa) tùy tiện ban phát ân huệ hay bắt bớ tù đày. Sự áp bức của nhà cầm quyền đến nay, đã đưa người dân đến đường cùng. Lý thuyết “có áp bức có đấu tranh” của CS sẽ là “gậy ông đập lưng ông”. Còn theo dịch thì cùng tất biến, biến tất thông.

 

Để trả lời cho sự đuổi việc nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, một phong trào lấy chữ ký ra đời, đó là “Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do”, dựa vào chủ trương 4 điều của nhà báo Nguyễn Đức Kiên là:

1- Bỏ điều 4 HP, tổ chức Hội nghị Lập hiến, lấy ý chí toàn dân, không phải ý chí của đảng CS.

2- Ủng hộ đa nguyên đa đảng.

3- Ủng hộ tam quyền phân lập và

4- Phi chính trị hóa quân đội. Quân đội bảo vệ dân và lãnh thổ, không bảo vệ bất cứ một đảng phái nào.

 

IV- Tạm kết- Chấn Dân Khí

 

Hàng ngàn người (8600 người) ký tên vào Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do trong khoảng thời gian rất ngắn sau tuyên bố 4 điểm nêu trên của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên. Đây chính là hội nghị Diên Hồng trên mạng của những người Việt Nam. Ý nghĩa của lời tuyên bố chung này rõ ràng: chúng tôi sinh ra là người tự do và phải luôn luôn là người tự do. Phải chăng đây là biểu hiện của...biến? Dù biến thế nào thì chúng tôi cũng nghiệm ra rằng, tuổi trẻ trong nước đã đến lúc Chấn Dân Khí.

 

Theo LS Đỗ Thái Nhiên, thì “Chấn Dân Khí là tinh hoa của tư tưởng Phan Châu Trinh. Chấn dân khí là quyết tâm củng cố và phát triển đạo đức làm người trong từng cá nhân. Chấn dân khí là giáo dục và tôi luyện mỗi thành viên của xã hội, không loại trừ thành viên nào, trở nên một người thương xuyên sống trên căn bản tôn trọng nhân bản, nhân tính, nhân chủ của mọi người và của chính mình”.

 

Theo thiển ý, dân khí là nghĩa khí, là hùng khí, là dũng khí của mổi một công dân đối với vận mạng sống còn của đất nước. Thì nay, trước hiểm họa thù trong giặc ngoài, thanh niên Nguyễn Đăc Kiên, đã vung bút bắn vào sự độc tài, xảo quyệt, bán nước buôn dân của nhà cầm quyền CS, được nhà thơ Lê Hải Lăng tán thán: (danlambaovn.blogspot.com):

Anh vung bút bắn thẳng mặt hung thần/.../Vì “mệnh lệnh đạo đức” (1)

Khi cây bút thành viên đạn đồng/ Anh đã bắn giùm tôi/ Thẳng vào cái đầu tồi trưởng đảng./

 

Vâng, tuổi trẻ trong nước đã đứng lên bày tỏ chí khí can trường như vậy, thì ước mong một chính thể Dân trị Chủ nghĩa với chủ trương khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của Tây Hồ tiên sinh, sẽ có cơ may thành hiện thực trên quê hương Việt Nam thân yêu trong mùa xuân ước mong, rộn rã tiếng pháo Quang Trung khắp nẻo đó đây...

 

Võ Ý

 

 

 

 

Website Editor: webmaster@phanchautrinhdanang.org