Home | Ban Điều Hành | Nội Quy | Links

 

 

 

 

 CHUYỆN VIÊN PHÓ GIÁO VÀ CON KHỈ

 

Tú Kép

 

Vừa rồi, đài BBC Tiếng Việt mở cuộc phỏng vấn viên phó giáo sư tiến sĩ Vũ Quang Hiển về chính sáchcủa Cộng sản Bắc Việt Nam (BVN) sau năm 1975 và về vấn đề tù binh Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) hayNam Việt Nam (NVN), được đăng thành hai kỳ báo trên trang web BBC Tiếng Việt.

 

Trên BBC ngày 18-4-2015 (kỳ báo 1), viên phó giáo sư tiến sĩ, dạy tại Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội,dõng dạt tuyên bố:  “Tôi nghĩ rằng sau chiến tranh, Việt Nam không có ngược đãi đối với mọi người. Bởivì chính sách lúc ấy của nhà nước Việt Nam là chính sách hòa hợp dân tộc.  Chính sách này đã công bốcông khai ngay từ thời chiến tranh, chứ không phải sau hậu chiến mới có chính sách đó…”

 

Phát biểu của viên phó giáo không khác gì mấy ông cán bộ phường hay cán bộ xã, học tập theo cái loa đàiphát thanh Hà Nội sau ngày 30-4-1975.  Không biết lúc đó, 40 năm trước, viên phó giáo nầy lên mấy tuổivà sống ở đâu?  Y có sống ở miền Nam không để biết sự ngược đãi, cướp của, cướp nhà của CSVN.  Viênphó giáo có nghe câu danh ngôn bất hủ của một lãnh đạo CS khi vào được Sài Gòn: “Nhà ngụy ta ở, vợngụy ta lấy, con ngụy ta sai”.  Viên phó giáo có chứng kiến cái cảnh đánh tư sản, đuổi dân đi kinh tế mớiđể cướp nhà, cướp đất của người ta không?  Sự ngược đãi tràn lan trong xã hội, từ thượng tầng xuống tớilàng xã.  Suýt nữa quên nhắc cho viên phó giáo rằng chẳng cần đi đâu cho xa, ngay tại Đại học, sau năm1975, bảng xếp hạng tuyển sinh vào Đại học CS gồm 14 hạng, trong đó con ngụy quân ngụy quyền ở haihạng chót thứ 13 và 14.  Sơ sơ như thế có ngược đãi với trẻ con vô tội không thưa ngài phó giáo? 

 

Sự ngược đãi của CSVN không thể nào kể hết cho xiết.  Có một chuyện giỡn thời danh được lưu truyềnnhư thế nầy:   Sau khi Lê Duẫn chết, Lê Duẫn xuống địa ngục.  Bị hành hạ khổ sở vì tội ngược đãi tàn bạosau năm 1975, Lê Duẫn hỏi viên cai ngục làm sao thoát khỏi nơi chốn lao tù nầy.  Viên cai ngục nói:  “Dễlắm, nhà ngươi phải sám hối tội ngược đãi, bạo hành ở miền Nam sau năm 1975.  Nhà ngươi hãy đi lêncho hết các bậc thềm nầy, mỗi bậc thềm đọc to một tội, khi hết tội thì sẽ đến cửa thiên đàng.  Mỗi lần lênmột bậc, hãy nhớ dùng phấn đánh tréo làm dấu cho biết.”  Lê Duẫn nhìn bậc thềm mà mừng thầm, vì quádễ.  Y từ từ bước lên, đọc một tội của mình, và đánh phấn làm dấu.  Tuy nhiên khi lên mãi các bậc thềm,Lê Duẫn xài hết cả một hộp phấn, rồi hai hộp phấn, cho đến khi địa ngục hết phấn, không còn phấn để viết, mà Lê Duẫn vẫn không thấy cửa thiên đàng, đành buồn bả quay về địa ngục ...

 

Trở lại với viên phó giáo sư tiến sĩ Vũ Quang Hiển.  Viên phó giáo Hà Nội còn ba hoa chích chòe trên đàiBBC: “Thế còn việc tập trung học tập hay cải tạo, tôi nghĩ đấy là để học cho nó rõ chính sách của nhànước Việt Nam thời bấy giờ.  Chứ không có nghĩa là một chế độ tù đầy.… Nếu nói là tù đầy, thì tôi nghĩđó là một sự xuyên tạc.”

 

À cái nầy, viên phó giáo nói cũng có phần đúng.  Chuyện đi học tập cải tạo và chuyện tù đày có phầnkhác nhau, vì tù đày còn có tòa án xét xử, định tội rõ ràng, xong có kêu án, có thời hạn ở tù và chỉ địnhnơi giam tù; thậm chí ác ôn như Cải cách ruộng đất còn có Tòa án nhân dân.  Còn đi học tập cải tạo thìchẳng có tòa án, chẳng ai kết án, chẳng có thời hạn, chẳng biết giam ở đâu, chẳng biết khi nào về, nhiềukhi đi mút mùa lệ thủy.  Khác nhau quá đi chớ.  Trại tù có quy chế rõ ràng, còn trại học tập cải tạo là nơigiam giữ vô thời hạn, bạo hành, ngược đãi, trả thù, bóc lột tối đa sức lao động tù nhân.  Khẩu phần củamột người học tập cải tạo rất thấp so với khẩu phần của một tù nhân CS dưới chính thể VNCH. (Trần Vỹ,“Đời sống trong trại giam miền Bắc”, đăng trong Vàng, Máu và Nước Mắt, Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt NamTự Do, Canada, 2000: tr. 239-250.)  Trại cải tạo là một loại trại trừng giới ác độc tàn bạo nhứt trong lịchsử Việt Nam.

 

Viên phó giáo tiến sĩ Đại học Quốc gia Hà Nội phải biết rằng chính sách học tập cải tạo không do đảngCSVN bày ra, mà chính sách nầy đã có lịch sử lâu dài từ quê cha đất tổ của CS, tức từ Liên Xô mà ra, thờinăm xửa năm xưa.  Sau đó Tàu cộng đem về khai triển, rồi bày cho Việt cộng học tập.  Việt cộng chỉ việcvâng lệnh thi hành, tàn ác không kém các bậc thầy tý nào. 

 

Cần nhắc lại là khi cướp được chính quyền năm 1917 ở Nga, CS Nga thiết lập chế độ cải tạo vào các năm1918-1921 và hợp thức hóa bằng luật pháp năm 1933.  Tại Trung Cộng, chính sách “lao cải” (tức laođộng cải tạo) được chính thức hóa ngày 26-8-1954 và hội đồng chính phủ chấp thuận thủ tục thi hànhchính sách lao cải vào tháng 8-1957. (Phạm Hữu Trác, “Tù cải tạo: Trình bày và phân tích dữ kiện”, đăngtrong Vàng, Máu và Nước Mắt, Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do, Canada: 2000, tr. 19.)

 

Tại BVN, sau năm 1954, một số ít quân nhân, công chức không di cư vào Nam mà ở lại đất Bắc, liền bịbắt giam vào tù cải tạo.  Chính sách cải tạo do quốc hội BVN chính thức quy định vào năm 1961 trongnghị quyết 49-NQTVQH và thông tư số 121-CP của hội đồng chính phủ đặt ra các biện pháp thi hànhnghị quyết nầy. (Phạm Hữu Trác, bđd.)

 

Mấy món ăn chơi nầy viên phó giáo Vũ Quang Hiển không lẽ chưa học tập?  Chưa học tập mần răng màmò lên tới phó giáo tiến sĩ lận.  Không lẽ tên nầy thuộc loại “dốt chuyên tu, ngu tại chức”?  Ngoài ra, hìnhnhư trí nhớ của viên phó giáo chưa già mà đã cụt.  Nên xin thêm ở đây chính sách học tập của Việt cộngtheo tài liệu của nhà văn trong nước viết như sau.

 

Năm 1975, trước khi tấn công Sài Gòn, Ban Bí thư Trung ương đảng Lao Động từ Hà Nội đưa ra chỉ thịsố 218/CT-TW ngày 18-4-1975, quy định chính sách đối với công chức và sĩ quan VNCH bị bắt như sau:”Đối với sĩ quan, tất cả đều phải tập trung giam giữ, quản lý, giáo dục và lao động; sau nầy tùy sự tiếnbộ của từng tên, sẽ phân loại và sẽ có chính sách giải quyết cụ thể.  Những người có chuyên môn kỹ thuậtmà ta cần thì có thể dùng vào từng việc trong một thời gian nhất định, nhưng phải cảnh giác và phảiquản lý chặt chẽ, sau nầy tùy theo yêu cầu của ta và tùy theo sự tiến bộ của từng người mà có thể tuyểndụng vào làm ở các ngành ngoài quân đội.  Đối với những phần tử ác ôn, tình báo, an ninh quân đội, sĩquan tâm lý, bình định, chiêu hồi, đầu sỏ đảng phái phản động trong quân đội, thì bất kể là lính, hạ sĩquan hay sĩ quan, đều phải tập trung cải tạo dài hạn, giam giữ riêng ở nơi an toàn và quản lý chặt chẽ .”(Huy Đức, Bên thắng cuộc tập I, Sài Gòn: Osin Book, 2012, tr. 39.)

 

Viên phó giáo còn giả nai làm như không biết: “Hai là đã không có nhà tù nào để giam cầm tất cả anh emsỹ quan binh sỹ quân đội Sài Gòn, cũng như (nhân viên) chính quyền Sài Gòn trước đây, trong nhà tù đểmà đánh đập, để mà tra tấn, thì hoàn toàn không có.” (trích nguyên văn từ BBC ngày 18-4-2015.)

 

Khổ  quá,  lại  phải  tìm giùm nhà    cho cái  anh chàng phó giáo  Đại  học  Quốc  gia    Nội.   TheoEncyclopedia of the Vietnam War (Spencer C. Tucker, California, 1998, tr. 602), sau biến cố 1975, số sĩquan, công chức và cán bộ Việt Nam Cộng Hòa bị bắt bỏ tù khoảng hơn 1 triệu người trên tổng dân sốVNCH lúc đó khoảng 20 triệu người, tức 5% dân số.  Tất cả bị giam trên 150 trại tù trên toàn quốc.Trong số 1 triệu người bị tù, khoảng 165,000 người (tức 15%) bỏ mình trong các trại tù. (Orange CountyRegister, số Chủ Nhật 29-4-2001, ngày 30-4, tt. 2-3.)  Cộng sản hứa sẽ thả ra khỏi tù những ai học tập cảitạo tốt, nhưng không có tiêu chuẩn xác định thế nào là học tập cải tạo tốt để được thả, nghĩa là chẳng cóluật lệ quy định thời gian giam giữ tù nhân.  Còn việc thả tù hoàn toàn tùy cảm hứng của VC.

 

Rồi tiếp đó, trả lời phỏng vấn trên BBC ngày 20-4-2015 (kỳ báo 2), viên phó giáo Đại học Quốc Gia HàNội lại lếu láo về hòa giải hòa hợp dân tộc.  “Nếu chúng ta tính mỗi thế hệ khoảng 20-25 năm, thì hơnmột thế hệ, hai thế hệ đã ra đời sau chiến tranh đến bây giờ rồi.   Thì những gia đình đó, con cái của họ,con em của họ vẫn có công ăn, việc làm bình thường, được học hành một cách bình thường…Và người tacó thể gả vợ, gả chồng cho nhau…. Thì tôi nghĩ sự hòa hợp ấy về cơ bản đã được giải tỏa.”

 

Đúng là cho đến 2015, đã 40 năm qua, ai cũng phải kiếm công ăn việc làm, vì không lẽ 40 năm qua,người ta ngồi không, nhịn đói chờ chết.  Bị ngăn sông cấm chợ, bị đổi tiền ba lần, bị đánh tư sản mại bản,tư sản dân tộc, tiểu tư sản, tiểu chủ, bị cướp trước, cướp sau, dân chúng cũng phải lo kiếm sống nuôi giađình.  Còn việc một số gia đình kẻ Bắc người Nam dựng vợ gả chồng cho con cái là chuyện bình thườngtrong cuộc sống xã hội, chứ đó không phải là chuyện hòa hợp hòa giải chính trị.  Nói thế mà cũng nóiđược thưa phó giáo tiến sĩ. 

 

Nói chuyện hòa hợp hòa giải, là nói chuyện hòa hợp hòa giải chính trị và giữa ai với ai?  Dĩ nhiên ở đâykẻ mở miệng kêu gọi hòa giải hòa hợp là nhà cầm quyền CSVN.  Còn đối tượng nhà cầm quyền CSVNmuốn hòa giải hòa hợp là người Việt Nam, chứ ai vào đây.  Hiện nay, có hai thành phần người Việt: ngườiViệt ở trong nước và người Việt ở hải ngoại.

 

Sau khi CS cưỡng chiếm Sài Gòn năm 1975, những người Việt có điều kiện, tìm cách ra đi tìm đất sốngtự do khắp năm châu, đông nhứt ở Bắc Mỹ.  Ngày nay, người Việt  họp thành những cộng đồng đông đúc,có khoảng 3 triệu người, tuy nói tiếng Việt, viết và đọc được tiếng Việt, nhưng họ đã ổn định cuộc sống,đã là công dân các nước khác, không phải là công dân Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam.   Giai đoạnkhó khăn của họ đã qua.  Bây giờ họ sống ở nước ngoài, làm việc cho nước ngoài, lãnh lương nước ngoài,đóng thuế cho nước ngoài, hưởng quyền lợi và tiện nghi nước ngoài... Họ chẳng còn gì liên hệ gì đến nhànước CSVN, họ chẳng có gì cần hòa giải hòa hợp với với đảng CSVN.  Nếu vì công việc nhà, nếu phải vềthăm gia đình, bà con còn ở trong nước, họ được đối xử theo quy chế người nước ngoài, luật lệ đối vớingười nước ngoài, và phải trả chi phí theo giá người nước ngoài, từ khách sạn, ăn uống, di chuyển, dulịch...  Nói tóm lại là họ chẳng có gì cần để hòa giải hòa hợp với nhà nước CSVN.

 

Vậy thì chỉ có hòa giải hòa hợp giữa nhà cầm quyền CSVN và dân chúng trong nước.  Muốn hòa giải vớingười dân trong nước thì chẳng có gì khó, mà rất đơn giản, chỉ cần CSVN dẹp bỏ độc tài, ngưng đàn áp,để cho người dân tự do sinh sống thoải mái, tự do làm ăn, tự do chính trị, tự do báo chí, tự do tôn giáo,ngưng cướp đất, giải quyết khiếu nại kiện tụng một cách công bằng,  và việc đầu tiên là phải cất giùm cáimũ  điều 4 Hiến pháp của CSVN.  Cái điều luật lạ lùng nầy đặt CS ngồi trên đầu dân chúng Việt Nam.Đang ngồi trên đầu dân, đảng CS ngoan cố đời nào chịu bỏ điều 4 Hiến pháp.  Thế thì làm sao hòa giảihòa hợp với dân chúng Việt Nam?  Anh chàng phó giáo Đại học Quốc gia Hà Nội nầy đùa dai quá hà!

 

Đảng CSVN còn nhân danh đất nước Việt Nam, ký kết những mật ước với Trung Cộng, nhượng bộ vàbán nước cho Trung Cộng để duy trì quyền lực và quyền lợi, rồi bắt nhân dân Việt Nam gánh chịu hậuquả các mật ước đó, mà nhân dân chẳng biết mặt mũi là những mật ước gì?  Ngay cả trước khi qua Mỹngoại giao, tên Tàu khựa gọi viên tổng bí thư CSVN sang chầu rìa, thế là tên tổng CSVN phải lò mò sangxin triều yết, cúi đầu ký kết thêm nhiều hiệp ước do Tàu khựa soạn sẵn.  Tồi đến thế là cùng

 

Như thế mà làm sao hòa giải hòa hợp với dân chúng được?  Còn ba cái đám cưới lẻ tẻ là chuyện nhỏ nhưcon thỏ, chẳng nhằm nhò gì, làm sao gọi đó là đã hòa giải rồi.  Sao cái con vẹt hót líu lo như giọng lưỡicác viên chính uỷ phường xã nầy, lại có thể giảng dạy được sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội, nghe nóilà tinh hoa của Việt Nam ngày nay?

Để kết thúc bài viết về chuyện tên phó giáo Đại học, ở đây xin ghi lại câu chuyện vui trong giới tiếu lâmHà Nội.  Chuyện kể rằng trong một đại hội áo thuật (trò xiếc) trên thế giới, một phóng viên quốc tế phỏngvấn viên trưởng đoàn ảo thuật Việt Cộng.  Viên trưởng đoàn Việt Cộng ba hoa kể lể như sau:

 

 “Tớ ấy à, tớ có một khả năng đặc biệt, đó là tớ chẳng những điều khiển đoàn của tớ, mà tớ còn có thểđiều khiển bất cứ đoàn xiếc của bất cứ nước nào.”  Người phóng viên rất kinh ngạc, ghi nhận ý kiến củatên trưởng đoàn Việt Cộng và báo cho Ban tổ chức biết.  Lúc đó, trên sân khấu, có một đoàn xiếc ĐôngÂu đang trình diễn.  Người huấn luyện viên điều khiển một con khỉ ra sân khấu.  Ông nói nhỏ với con khỉ,nó liền mỉm cười.  Ông nói nhỏ lần thứ hai thì nó mếu máo muốn khóc.  Ông nói nhỏ lần thứ ba thì conkhỉ đứng dậy, lịch sự chào khán giả rồi đi vào.  Khán giả vỗ tay ầm ỹ. 

 

Nghe ông phóng viên ca ngợi khả năng điều khiển trò xiếc của viên trưởng đoàn Việt Cộng, Ban tổ chứcliền quyết định thử tài của y và mời y lên sân khấu.

Khi viên trưởng đoàn Việt Cộng lên sân khấu, người ta đem con khỉ cho y điều khiển.  Cũng lạ thật.  Ynói nhỏ gì không biết, con khỉ phá lên cười ha hả khoái trá.  Rồi y nói câu thứ hai, con khỉ khóc nức nỡ,nước mắt ràng rụa, nước mũi chảy tùm lum.  Khi viên trưởng đoàn Việt Cộng nói câu thứ ba, con khỉ vụtđứng dậy, chưa kịp chào khán giả, liền chạy trốn mất biệt vào hậu trường sân khấu.  Cả hội trường đứngdậy vỗ tay khâm phục viên trưởng đoàn Việt cộng.

 

Tối lại, tại khách sạn, viên trưởng đoàn Trung Cộng đến khen ngợi viên trưởng đoàn Việt Cộng.  Viêntrưởng đoàn Trung Cộng hỏi:  “Đồng chí sao tài thế, hay nhẩy, đồng chí nói gì mà con khỉ cười hả hê vậy?Có thể cho anh em biết bí quyết tài tình của đồng chí không?”

 

 Trưởng đoàn Việt Cộng trả lời:  “Có gì đâu, chuyện rất đơn giản như đang giỡn đồng chí ạ.  Em tự giớithiệu với nó: Nầy đằng ấy, tớ là phó giáo sư tiến sĩ Việt Nam đấy.  Nghe nói mấy chữ phó giáo sư tiến sĩViệt Nam, con khỉ cười quá trời.  Đúng là khỉ, dám giỡn mặt với phó giáo sư tiến sĩ Việt Nam.

 

Rồi đồng chí nói gì mà nó khóc nức nỡ vậy?  Trưởng đoàn Trung Cộng tò mò tiếp. 

Trưởng đoàn Việt Cộng trả lời:  “Cũng chẳng có gì.  Đàn em nói với nó:  Tớ là phó giáo sư tiến sĩ, dạyĐại học, mà lương hàng tháng của tớ chỉ tạm đủ sống đạm bạc một mình tớ mà thôi, còn gia đình tớ phảitìm cách cải thiện đấy.”  Nghe thế, nó tủi cho thân phận em, nó khóc nức nở, nó cũng tốt nhẩy.” 

 

Trưởng đoàn Trung Cộng nói ngay:  “Sao lúc đó đồng chí không nói thêm với nó, tớ bán bài, bán đề thi,cho sinh viên lên lớp, bán bằng, kiếm khối tiền đấy.  Ngoài ra, thỉnh thoàng có con nhạn là đà cho hưởngtý sex để đổi chác việc lên lớp nữa.  Sướng chán.”  Trưởng đoàn Việt Cộng trả lời ngay:  “Ấy chết, ai lạinói thế, bí mật nghề nghiệp mà đồng chí, nói thế bể mánh ngay, nên đàn em chỉ làm thinh qua cầu.”

 

 “Thế đồng chí nói thế nào mà con khỉ bỏ chạy lẹ vậy?”, viên trưởng đoàn Trung Cộng hỏi tiếp.

 

 “Dạ em nói với nó thế nầy: “Khỉ ơi, mày ở nước ngoài làm gì, về Việt Nam hòa giải hòa hợp với tụi taocho vui.”  Nghe nói hòa giải hòa hợp với mình, nó bỏ chạy trốn mất đất.  Thật là đồ khỉ.  Về Việt Namhòa giải hòa hợp mà không chịu.  Đúng là con khỉ dại hơn mấy ông bà trí ngủ, khoa bảng đầy mình, giáosư, tiến sĩ, bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ hay kỹ sư gì đó, mấy ông cũng ở các nước Tây phương đấy, mấy ông bàvề Việt Nam hòa giải hòa hợp, được bằng khen của nhà nước Hà Nội.  Thế mà con khỉ lạii chê...”

 

Chuyện viên phó giáo tiến sĩ muốn hòa giải hòa hợp với con khỉ ngang đây bắt đầu bốc mùi xú uế, đếnnỗi con khỉ cũng chê.  Thôi xin tạm ngưng.  Bái bai bà con cô bác, chờ hồi sau, khi nào đài BBC tiếngViệt phỏng vấn thêm vài thằng ngố khác, mới có đề tài cho lời bàn Mao Tôn Cương, tiếp tục chuyện vuitrời ơi đất hỡi như thế nầy.

 

TÚ KÉP
(Toronto, Canada)

 

 

 

 

 

Website Editor: webmaster@phanchautrinhdanang.org