Home | Ban Điều Hành | Nội Quy | Links

 

 

 

 

QUAN ĐIỂM VỀ NHÂN QUYỀN TRONG THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN 2559 CỦA ĐỨC ĐỆ NGŨ TĂNG THỐNG THÍCH QUẢNG ĐỘ

LS Đỗ Thái Nhiên

(Phát biểu tại Đại Lễ Phật Đản năm 2015, Chùa Phật Quang VHĐ-II,
 Quận Cam, California)

 

LSDoThaiNhien.jpg

 

Kính bạch Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, Chủ Tịch Văn Phòng 2 VHĐ

Kính bạch chư tôn Giáo phẩm Hòa Thượng, Thượng tọa, ĐạiĐức Tăng Ni

Kính thưa toàn thể đồng hương Phật Tử

 

Thưa quí liệt vị,

Trong thông điệp Phật Đản 2559, khi đề cập đến quyền được sống như một con người của dân tộc Việt Nam, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quãng Độ hạ bút viết rằng:” Dân tộc Việt Nam thực hành đạo Phật vì đạo Phật là chìa khóa mở ra một thế giới an lạc, hạnh phúc, với lòng bao dung, khoan hòa, và từ bi vô hạn, mở ra một xã hội người, , với sự tôn trọng, bảo vệ con người trong SỰ CHIA SẺ ĐỒNG ĐỀU TỪ VẬT CHẤT TỚI GIÁC NGỘ”

 

Kính thưa Quí liệt vị

Như vậy theo quan điểm của Phật giáo, Nhân quyền chính là quyền của con người được bảo vệ lẫn nhau trong sự chia sẻ đồng đều từ vật chất tới giác ngộ. Chia sẻ đồng đều về cơ hội hưởng dụng  vật chất là cụ thể, là dễ hiểu. Câu hỏi được đặt ra là: Ý nghĩa của động tác chia sẻ đồng đều giác ngộ là gì?

 

Như chúng ta đã biết tư tưởng cốt lõi trong tâm trí của mỗi Phật tử được gói ghém trong nhóm chữ “sắc sắc không không”. Nghệ thuật sống chẳng là gì khác hơn là khả năng nhận biết và ứng sử kịp thời và chính xác trước những chuyển biến từ có thành không và từ không thành có. Đau khổ của đời người có cội nguồn ở sự thể con người đã sống không trong cái có và sống có trong cái không.

 

Quyền tự do ngôn luận là quyền tự do nói và tự do không nói . Cấm người dân nói lời phản kháng tức là buộc người dân phải sống không trong cái có( tức là có quyền nói).

 

Cưỡng bách một người vô tội phải nhận tội phản quốc tức là buộc đương sự sống có( tức là có tội) trong cái không (vô tội).

 

Tạo rối loạn có và không trong tự do ngôn luận hiển nhiên đã vi phạm điều 19 TNQTNQ: mọi người đều có quyền tự do ngôn luận.

 

Thể chế dân chủ đòi hỏi: Khi nhà cầm quyền được dân bầu, nhà cầm quyền kia có quyền cai trị quốc gia. Khi hết nhiệm kỳ nhà cầm quyền dân chủ phải đi từ “có quyền” lui về “không quyền”. Đó là công lý “có có không không” trên địa bàn chính trị dân chủ.

 

Nhà cầm quyền CSVN không do dân bầu, đoạt quyền cai trị đất nước vĩnh viễn, không có nhiệm kỳ.

 

Hành động như vừa kể CSVN đã

1)dùng súng đạn để biến  “không quyền” thành “có quyền”, và

2)trụ vào cái “có” vô hạn định, đồng thời

3)xóa bỏ qui luật biến hóa  giữa có và không.

 

Đó là lý do giải thích tại sao CSVN vi phạm điều 21 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền. Điều này xác định quyền tự do tham chính của người dân.

 

Các tỷ dụ luận kể trên đủ để chúng ta đi đến nhận thức rằng: Tội vi phạm nhân quyền là tội ác ngăn cản hoặc không tạo điều kiện để tự mình và tha nhân có thể biến giác ngộ có có không không thành hành động sống cụ thể.

 

Kính thưa Quí liệt vị,

Người Phật tử không chống CSVN vì ý muốn tranh quyền đoạt lợi với chế độ Hà Nội. Người Phật tử Viêt Nam bao giờ cũng kiên trì  với mục tiêu xây dựng một xã hội tôn trọng nhân quyền trong ý nghĩa mỗi người cũng như mọi người có quyền và có nghĩa vụ xoay trở thích nghi giữa có và không trong mỗi tình huống sống, không trụ có, chẳng trụ không.   Đây là chân giá tri tư tưởng của công cuộc Hóa giải trừ nguy do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất chủ trương trong nhiều thập niên qua.

 

Trân trọng kính chào Quí liệt vị./.

Đỗ Thái Nhiên

https://ssl.gstatic.com/ui/v1/icons/mail/images/cleardot.gif

 

 

 

 

Website Editor: webmaster@phanchautrinhdanang.org